Du lịch thế giới 247

Dành cho quảng cáo chỉ với 200k/ tháng

Sample text

Quảng cáo tại đây Liên Hệ Killer 01682.036.190

Sunday 18 November 2012

Thông điệp “Trung Quốc thành cường quốc hàng hải” gửi đến ai?


Lời tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng nước này phải trở thành “một cường quốc về hàng hải” đã khiến dư luận thế giới “chau mày”. Tuy nhiên, theo một quan chức Hải quân Mỹ, tuyên bố này của ông Hồ Cẩm Đào là để dành cho người kế nhiệm chứ không phải cho các nước khác.
Theo USnews, khao khát nâng cao năng lực hải quân của Trung Quốc không phải là điều mới mẻ. Nhưng tuyên bố vừa qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trước Đại hội Đảng Cộng sản 18 là tuyên bố công khai đầu tiên của một quan chức cấp cao nhất của nước này về tham vọng hàng




Đại Hội Trung Quốc

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vừa diễn ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố nước này phải trở thành một “cường quốc về hàng hải”.
Trong lúc ông Hồ Cẩm Đào đang chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ, thông điệp này của ông có thể được nhìn nhận là lời cảnh cáo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thôn tính các tài nguyên của khu vực bất chấp việc một số nước láng giềng là đồng minh của Mỹ.
“Đây là thông điệp rất quan trọng. Nó đặt ra những nghi vấn về năng lực của nước Mỹ”, bà Bonnie Glaser, một cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Hôm 13/11, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell phát biểu tại Viện Aspen rằng quân đội Mỹ không có “kẻ thù ngang sức ngang tài” nào. Hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng và dân số có thể sánh với Mỹ là Trung Quốc và Ấn Độ nhưng theo ông Powell, hai nước này “đang quá bận bịu bán hàng cho Walmart”.

Trung Quốc giải thích, tàu của họ chỉ chủ yếu được sử dụng với mục đích huấn luyện và phát triển.
“Người Trung Quốc không đủ sức tạo ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Nhưng nếu họ bắt nạt các đồng minh của chúng ta ở những vùng biển gần họ, thì đó lại là vấn đề”, cố vấn Glaser nói. “Các quốc gia trong khu vực đã tỏ ra lo ngại. Tôi nghĩ họ có lí do xác đáng để lo ngại”. Theo bà Glaser, “luận điệu rất hống hách” mới này (của Trung Quốc) chỉ đề cập đến vấn đề đẩy mạnh năng lực quân sự nhưng đồng thời nó cũng cho thấy tham vọng của nước này chiếm lĩnh các tài nguyên kinh tế trong khu vực như nguồn lợi hải sản hay dầu khí. Các quốc gia trong khu vực như Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đã tìm đến sức mạnh hải quân của Mỹ để ngăn cản những mối đe dọa này của Trung Quốc.
Bà Glaser cho nằng nếu Mỹ không “trấn áp” Trung Quốc về vấn đề này thì Hoa Kỳ sẽ tạo cho mình một hình ảnh yếu đuối. “Đó là tín hiệu rất mạnh mẽ đòi hỏi Hoa Kỳ phải đáp trả. Nếu không chúng ta sẽ không còn được đồng minh nào tín nhiệm, không thể trở thành một “người chơi lớn” trong bàn cờ an ninh khu vực và cũng không tỏ ra mình là đối trọng của Trung Quốc như mong đợi của các nước trong khu vực này”, bà Glaser nhận xét.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18
Tuy vậy, để phát triển năng lực hải quân, như ý định chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc, không phải là điều dễ dàng. Quân đội Mỹ đã phải dành nhiều thập kỷ, tiêu tốn hàng triệu USD và nhiều mạng sống để xây dựng và hoàn thiện năng lực hải quân của mình. Thử nghiệm hạ cánh máy bay trên tàu sân bay, bảo vệ tàu sân bay là một quá trình vô cùng phức tạp, kéo dài và thường là phải có sự hi sinh cả mạng sống. Vào thập kỷ 20, 30 và 40, rất nhiều phi công đã thiệt mạng khi nỗ lực hoàn thiện qui trình này.
Với thời điểm và địa điểm mà ông Hồ Cẩm Đào đưa ra tuyên bố trên thì đây có thể được coi là thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ đó không phải là thông điệp gửi tới các quốc gia khác trong khu vực”, một quan chức hải quân Mỹ đang phục vụ cho hạm đội số 7 trong khu vực châu Á nhận định. “Bản thân hành động của họ đã là thông điệp cảnh báo rồi. Còn tuyên bố trên theo tôi là nhằm củng cố đường lối chính sách trong nội bộ Đảng Cộng sản, đặc biệt là đối với thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc”, quan chức này nhận xét thêm.

No comments:

Post a Comment

 

Hoạt Động Của Chúng Tôi